Hội thảo chuyên đề Hospitality: Tốt nghiệp bạn làm được gì?

0
855

Bạn dự định theo học ngành Hospitality nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu? Bạn cần được định hướng bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm? Bạn mong muốn lắng nghe câu chuyện khởi nghiệp thành công và giao lưu cùng cựu du học sinh? Bạn băn khoăn không biết trường nào, quốc gia nào phù hợp với bản thân? Vậy thì hội thảo chuyên đề tháng 3 này của Du học INEC là điều bạn đang tìm kiếm!

Hội thảo chuyên đề Hospitality – Chuyện ngành, chuyện nghề!

  • 14g thứ Bảy ngày 10.03.2018 tại Khách sạn Minh Toàn Galaxy, 306 đường 2/9, Quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
  • 9g Chủ nhật ngày 11.03.2018 tại Trung tâm hội nghị Metropole, 216 Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Đăng kí TẠI ĐÂY hoặc qua hotline 093 409 8883

Tham dự hội thảo bạn sẽ được:

  • Hiểu rõ về ngành Hospitality như công việc, cơ hội việc làm, thu nhập, triển vọng nghề nghiệp…
  • Giải đáp cùng chuyên gia về ngành Hospitality đến từ Singapore
  • Được truyền cảm hứng từ câu chuyện khởi nghiệp thành công của cựu du học sinh
  • Tư vấn trực tiếp với đại diện các trường danh tiếng của các châu lục
  • Tư vấn toàn bộ về thủ tục hồ sơ du học, học bổng tại 17 quốc gia
  • Miễn phí toàn bộ tài liệu mới nhất về các trường và ngành Hospitality

Du học INEC tổ chức hội thảo chuyên đề Hospitality lớn nhất 2018

Chuyện ngành Hospitality – Điều bạn nên biết!

Theo từ điển Oxford, Hospitality có nghĩa là: “The friendly and generous reception and entertainment of guests, visitors, or stranger” (tạm dịch: sự tiếp đón, khoản đãi thân thiện và hào phóng cho những vị khách, du khách hoặc người lạ). Điều này khá giống với khái niệm về ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn nên nhiều người lầm tưởng hospitality chỉ bao gồm các lĩnh vực trên. Hospitality có ý nghĩa là “dịch vụ khách hàng”, xuất hiện ở tất cả doanh nghiệp, tổ chức thuộc mọi lĩnh vực. Bạn có thể gặp hospitality tại bệnh viện, trường học, tòa soạn báo chí, doanh nghiệp sản xuất, công ty dịch vụ… chứ không chỉ riêng về du lịch, nhà hàng, khách sạn.

Với quy mô hiện có, hospitality được xem là ngành công nghiệp triệu đô, đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế của nhiều quốc gia. Chỉ tính riêng lĩnh vực du lịch đã chiếm đến 10,2% GDP toàn cầu trong năm 2016 và được xếp trong 11 nhóm ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất thế giới. Sự phát triển của ngành được xem là ngang bằng, thậm chí còn vượt qua những lĩnh vực mũi nhọn khác như lắp ráp oto, dầu khí, xuất khẩu thực phẩm… (theo Ngân hàng Thế giới). Mối quan hệ giữa khái niệm Hospitality và các ngành nghề cụ thể rất chặt chẽ. Các trường đào tạo về du lịch, nhà hàng, khách sạn, giải trí, ẩm thực (thể hiện rõ nhất của Hospitality) luôn chú ý đến điều này. Do đó, ngoài việc giảng dạy chuyên môn, trường còn cung cấp cho sinh viên kiến thức về marketing, tài chính, kế toán, luật, ngôn ngữ kinh doanh, truyền thông, kinh tế, nhân sự… Vì vậy, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên vô cùng rộng mở. Tùy theo năng lực, nguyện vọng mà các em sẽ chọn ngành nghề gắn bó lâu dài.

Cơ hội việc làm của sinh viên Hospitality sau khi tốt nghiệp

Vì gắn liền với yếu tố con người nên Hospitality được xem là công việc “làm dâu trăm họ”. Muốn thành công trong ngành này, bạn không thể chỉ dựa vào sự yêu thích mà phải có đam mê và bản năng mong muốn được phục vụ người khác. Bạn phải ý thức được rằng bản thân đủ sự kiên nhẫn, tinh tế, phản xạ nhanh trước những mong muốn của đối phương. Bên cạnh đó, bạn cũng không e ngại việc học ngoại ngữ, nhất là những ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Hoa… và mong muốn trau chuốt, làm đẹp bản thân từ phong thái đến ngoại hình. Khi làm việc trong ngành Hospitality, bạn thường xuyên phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực của khách hàng. Do đó, bạn nên “xoa dịu” họ ngay từ cái nhìn đầu tiên bằng diện mạo bên ngoài và biểu hiện trên khuôn mặt, cơ thể (body language).

Vực dậy một làng nghề truyền thống cũng là một phần của Hospitality

Đối với nghiên cứu của Du học INEC và các chuyên gia thì lộ trình thăng tiến của sinh viên Hospitality thường nhanh hơn các nhóm ngành khác. Bởi vì các em được học không chỉ là kiến thức, kĩ năng chuyên môn mà là tư duy định hình sự nghiệp. Các em hiểu rõ điều gì sẽ mang đến thiện cảm, bầu không khí tích cực cho mọi người, biết được làm thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, khách hàng và có khả năng sáng tạo, chịu được áp lực công việc. Do đó, Hospitality còn được xem là 1 phương pháp để bạn “lột xác” trở thành con người ưu tú cả về tư duy lẫn ngoại hình.

Chuyện nghề – Chia sẻ từ chuyên gia và cựu sinh viên khởi nghiệp thành công

Hospitality có vô số ưu điểm vượt trội nên con đường chinh phục thành công không hề dễ dàng. Nhằm mang đến góc nhìn đa dạng và giúp HSSV chuẩn bị sẵn sàng để học tập, nghiên cứu, làm việc, INEC đã mời 2 vị diễn giả đại diện cho chương trình đào tạo và thực tế ngành nghề tham dự hội thảo vào tháng 3 là:

Tiến sĩ K.Thirumaran – Giảng viên ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn của Đại học James Cook Singapore. Ông có kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực như hàng không, cố vấn tài chính, ngân hàng, khách sạn… là đồng chủ tọa của World Destinations 2018 – hội nghị về giáo dục và công nghiệp hàng xa xỉ được tổ chức tại Bangkok, thành viên ban biên tập Tạp chí Nghiên cứu Du lịch Châu Á và Tạp chí Tâm lí Miền nhiệt đới.

Tiến sĩ K.Thirumaran (bên phải) am hiểu chuyên sâu về ngành Hospitality

  • Bằng cấp: tiến sĩ của Đại học Quốc gia Singapore (NUS), thạc sĩ của Đại học Đại học Wisconsin – Madison (Mỹ), nghiên cứu sau đại học của Đại học Oxford (Anh) và Đại học Iowa (Mỹ), cử nhân 2 chuyên ngành tại Đại học Bang Indiana (Mỹ).
  • Từng làm việc tại: Singapore Airlines, American Express Financial Advisors, Iowa State Bank, Trust Company, Informatics Pte. Ltd., Hallmark Aviation Services, Delgro Comfort Pte. Ltd.’s former subsidiary, Singapore Sightseeing Tour East Pte Ltd., Marriott Dining Services.

Anh Phạm Xuân Quyết: cựu du học sinh của Trường Newcastle, Anh Quốc và Đại học Sunway, Malaysia. Anh từng là quản lý Khách sạn Mỹ Lệ, Vũng Tàu, hiện đang làm việc tại Công ty Agritour Việt Nam, Giảng viên tại Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, chủ chuỗi cafe Annam và thương hiệu quần áo Ricco. Bên cạnh đó, anh cũng đang là cố vấn cho Học viện Khách sạn Sandhya Maarga tại Malaysia.

Anh Phạm Xuân Quyết là gương mặt trẻ thành công trong ngành Hospitality

Không những vậy, hội thảo còn quy tụ những trường đại học, học viện danh tiếng của các châu lục như:

  • Học viện SHATEC, Singapore – Đối tác của các trường Úc, New Zealand, Thụy Sĩ, Mỹ, Anh…
  • Học viện Le Cordon Bleu, Úc, Pháp, New Zealand và Malaysia – Top 10 trường ẩm thực, nhà hàng, khách sạn tốt nhất thế giới
  • Học viện SHMS, Thụy Sĩ – Top 5 trường nhà hàng, khách sạn tốt nhất thế giới
  • Học viện César Ritz, Thụy Sĩ – Top 24 trường quản trị nhà hàng khách sạn hàng đầu thế giới
  • Học viện CAA, Thụy Sĩ – Cơ hội làm việc và học hỏi trực tiếp với đầu bếp 2 sao Michelin
  • Học viện IHTTI – Dẫn đầu Thụy Sĩ về lĩnh vực thiết kế khách sạn và quản lý
  • Học viện HIM, Thụy Sĩ – Top 50 trường đào tạo khách sạn nhà hàng xuất sắc toàn cầu
  • Đại học Bang Washington – Top 10 trường nhà hàng, khách sạn tốt nhất của Mỹ
  • Đại học NHL Stenden – Số 1 Hà Lan về đào tạo nhà hàng, khách sạn, giải trí
  • Đại học Sunway, Malaysia – Danh hiệu vượt trội về chương trình đào tạo
  • Đại học James Cook – Trường đầu tiên của Singapore được nhận EduTrust Star*

11 trường danh tiếng quy tụ tại hội thảo chuyên đề Hospitality của Du học INEC

Tham dự hội thảo là cơ hội tuyệt vời để bạn tìm hiểu thông tin, lắng nghe phân tích chuyên môn và tư vấn trực tiếp với đại diện các trường danh tiếng trên thế giới. Vui lòng đăng kí trước để giữ chỗ. Chi tiết xin liên hệ:

Công ty Tư vấn Du học INEC

  • Tổng đài: 1900 636990
  • Miền Bắc & Nam: 093 938 1081 – 093 409 3311 – 093 409 3223 – 093 409 2662
  • Miền Trung: 093 409 9070 – 0934 094 449 – 093 409 9983
  • Email: inec@inec.vn

*Chứng nhận đảm bảo chất lượng tự nguyện nhằm xác nhận tình trạng tài chính và chất lượng cao trong việc quản lý và cung cấp dịch vụ giáo dục của một tổ chức giáo dục tư thục (PEI) dựa trên một hệ thống các tiêu chuẩn toàn diện và nghiêm ngặt mà Hội đồng giáo dục ngoài công lập (CPE) đưa ra như: xếp hạng tài chính, chính sách bảo vệ học phí (FPS), hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ giảng dạy và học tập, chất lượng khóa học, chất lượng giảng viên, các dịch vụ hỗ trợ và bảo hiểm y tế cho sinh viên…

Trích nguồn: duhocinec.com

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here